TRÂN TRỌNG CẢM ƠN BẠN ĐẾN VỚI SÁCH VIỆT NAM

Danh mục Sản phẩm

GIAO HÀNG

GIAO HÀNG

TẬN NƠI - TOÀN QUỐC

HOTLINE

HOTLINE

0903631194

SÁCH MỚI

SÁCH MỚI

CẬP NHẬT HẰNG NGÀY

80b8689b-8abc-433a-8346-fae77424a88a

" Boxset NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM (3 Quyển/Boxset): Tôn Giáo Và Xã Hội - Tôn Giáo Và Luật Pháp - Tôn Giáo Và Nhà Nước"

Chia sẻ: 


Thông tin kèm theo

Tác giả:GS.TS. Đỗ Quang Hưng
Nhà xuất bản:Hà Nội
Năm xuất bản:2022
Số trang:924
Kích thước (cm):16x24

Thông tin thanh toán

Giá bán:

600,000 VNĐ

Giá khuyến mãi:

450,000 VNĐ

Tiết kiệm:

150,000 VNĐ

Còn hàng


Giới thiệu sách

Thuật ngữ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1/1994). Từ đó, trong nhiều Đại hội Đảng, đặc biệt những năm gần đây (Đại hội X - Đại hội XIII), những cụm từ mới trong từ điển chính trị - xã hội nước ta như “hoàn thiện chính sách tôn giáo, luật pháp tôn giáo”, và nhất là “xây dựng nhà nước pháp quyền về tôn giáo” đã in dấu ngày càng đậm nét.

Điều này mặc nhiên đã mở ra một hướng nghiên cứu mới cho giới nghiên cứu khoa học xã hội, luật pháp và tôn giáo. Đành rằng, khái niệm Nhà nước pháp quyền (Rule of LawState) vốn được hiểu là sự quản lý xã hội bằng pháp luật bao trùm lên chính phủ để bảo vệ công dân khỏi hành vi độc đoán của nhà nước, của xã hội nói chung, đồng thời điều tiết quan hệ giữa các lợi ích. Nguyên tắc này đảm bảo công dân được đối xử công bằng và là chủ thể của pháp luật, chứ không phải thuần túy của tầng lớp có quyền lực. Như một Thẩm phấn kỳ cựu của Vương quốc Anh, Ngài John Laws, đã phát biểu các nguyên tắc này: “Đối với cá nhân người công dân, mọi thứ mà không bị cấm thì được phép; nhưng đối với các cơ quan công quyền, và nhất là chính phủ, thì bất kỳ điều gì mà không được phép là bị cấm”. Quan điểm của Đảng ta, ngay từ cuối thập kỷ 90 luôn khẳng định rằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Trong đó, điều căn bản là nhà nước đó phải gắn liền với công cuộc dân chủ hóa xã hội, phân cấp, phân quyền và kiểm soát quyền lực.

Ý tưởng về cuốn sách bộ ba (trilogie) này xuất hiện trong tôi khá sớm, với câu hỏi cơ bản Nhà nước pháp quyền về tôn giáo ở Việt Nam là gì? Cấu trúc của nó ra sao và được thực thi như thế nào? Tôi cũng đã bắt đầu với việc trở lại với những kinh nghiệm của lịch sử dân tộc, tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam với tôn giáo và luật pháp. Đặc biệt, cần phải lựa chọn những  kinh nghiệm quốc tế qua một số nước Âu - Mỹ và khu vực Đông Bắc Á gần gũi với Việt Nam. Dần dần cũng sáng tỏ trong tôi lý thuyết nghiên cứu về vấn đề nhà nước pháp quyền và tôn giáo không thể tách rời với vấn đề Nhà nước thế tục (Secular States) dựa trên hai nguyên lý của Chủ nghĩa thế tục(Secularism) vốn nảy sinh trong và sau các cuộc cách mạng tư sản Âu - Mỹ, đó là nguyên tắc quyền tự do, bình đẳng của các tôn giáo và nguyên lý phân tách, tách quyền lực tôn giáo ra khỏi quyền lực chính trị của nhà nước. Đích đến này là cả một câu chuyện dài của loài người trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước, xã hội thế tục với tôn giáo...

Trở lại với ý tưởng của Bộ sách này, vào đầu những năm 2000, tôi bắt đầu bằng việc hướng tới cuốn sách đầu tiên với chủ đề “Vấn đề tôn giáo” có điều gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến hệ tư tưởng, đấu tranh xã hội và cách mạng, đặc biệt là ở những thời điểm lịch sử như Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), Cách mạng Tháng Tám thành công (1945), xã hội Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1946-1975)... Bằng lối viết “lịch sử tư tưởng”, năm 2005, cuốn đầu tiên đã ra mắt bạn đọc với tên gọi “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam Lý luận và thực tiễn”. Rất mừng là nó được tái bản liên tục (2007-2009). Có lẽ cũng là lần đầu tiên tôi muốn phục hiện hình ảnh, tư duy của những nhân vật chính trị tiêu biểu đến các học giả nổi tiếng ở Việt Nam lúc đó, với “vấn đề tôn giáo” như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Nguyễn, đến Nguyễn An Ninh, Đào Duy Anh... Trong Bộ sách này, tôi có tu chỉnh chút ít và để thích hợp với tính cách của cuốn sách bộ ba, đã đổi tên thành Nhà nước Pháp quyền và Tôn giáo ở Việt Nam: Tôn giáo và Xã hội (quyển thứ nhất).

Rất nhiều điều trong cuộc sống và nghề nghiệp đã diễn ra trong khoảng 10 năm tiếp theo. Ý tưởng về Bộ sách này được củng cố về nhiều phương diện, nhất là trục lý thuyết để trả lời câu hỏi nghiên cứu cơ bản nói trên. Theo đó, tôi đã mô hình hóa lý thuyết về “Nhà nước pháp quyền và Tôn giáo ở Việt Nam”, nhà nước đó phải dựa trên 3 trụ cột: (1) lựa chọn và xây dựng một Mô hình nhà nước thế tục thích hợp; (2) xây dựng và hoàn thiện một Chính sách công (Public Policy) về tôn giáo; (3) Hoàn thiện Luật pháp tôn giáo và một Mô hình quản lý nhà nước về tôn giáo thích hợp.

Như một hệ luận tất yếu, năm 2014 đến đầu 2015, hai cuốn sách còn lại của Bộ sách này đã lần lượt ra đời. Cuốn Nhà nước-Tôn giáo-Luật pháp, đúng như tên gọi của nó, tôi đã cố gắng lột tả quá trình xây dựng và hoàn thiện luật pháp tôn giáo ở nước ta trong khoảng 25 năm Đổi mới đường lối chính sách tôn giáo, kể từ Nghị quyết 24 (tháng 10/1990), bước đột phá đầu tiên. Bên cạnh những kinh nghiệm lịch sử và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực mới mẻ này, cuốn sách cũng đã khẳng định vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đặt nền tảng luật pháp tôn giáo ở nước ta (Sắc lệnh số 234 năm 1955) cũng như lựa chọn mô hình Nhà nước thế tục của Việt Nam khi đó. Nhiều vấn đề luật pháp tôn giáo được tranh luận và trình bày như thái độ của trí thức, chức sắc các tôn giáo với hàng loạt sự thay đổi trong các hiến pháp và các bộ luật liên quan, “địa vị pháp lý” của các tôn giáo... Dĩ nhiên, cuốn sách này chỉ có thể dừng lại ở việc xuất hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo(2004), một thành tựu đáng kể của lộ trình này. Cũng như cuốn thứ nhất, cuốn sách thứ hai này đã được đổi tên chút ít cho phù hợp: Nhà nước Pháp quyền và Tôn giáo ở Việt Nam: Tôn giáo và Pháp luật (quyển thứ hai).

Cuốn thứ ba có lẽ là cuốn sách trực tiếp nhất để trả lời các câu hỏi nghiên cứu của Bộ sách đã nêu trên. Bằng cách “tổng kết” theo lối tiếp cận lý thuyết tôn giáo học, chính trị học, tôi đã cố gắng làm rõ sự biến chuyển những nội dung đổi mới về chính sách tôn giáo ở Việt Nam, đặc biệt là sự chuyển đổi từ “truyền thống” chính sách tôn giáo “nội chính” sang loại hình chính sách công về tôn giáo, để có thể đáp ứng nhu cầu của một nhà nước pháp quyền đích thực, vừa phù hợp với thực tiễn Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Đặc biệt, phần viết về “Nhà nước pháp quyền và tôn giáo” vốn còn tồn đọng rất nhiều sự tranh luận khác biệt về quan điểm chính trị và nghiên cứu, nhưng tôi cũng đã cố gắng nắm bắt, chắt lọc, đúc kết những kinh nghiệm đổi mới tư duy lý luận, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, cũng như những ghi nhận về sự đồng thuận của đồng bào các tôn giáo, các tổ chức tôn giáo... để phản ánh trong cuốn sách này. Dĩ nhiên, tôi cũng dành những chương viết cần thiết để khẳng định mô hình nhà nước pháp quyền về tôn giáo mà tôi đã nêu ra ở trên.

Vậy là đã ngót 20 năm qua, kể từ khi thai nghén và thực hiện Bộ sách này! Ở thời điểm chờ đón Bộ sách được ra mắt bạn đọc, trước hết, tôi xin cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp, học trò nhiều thế hệ ở Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam), Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Khoa học chính trị (Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội), Nhóm Nghiên cứu mạnh Tôn giáo và Pháp quyền (Đại học Quốc gia Hà Nội). Đặc biệt, tôi rất cảm ơn sự ủng hộ giúp đỡ của Hội đồng Lý luận Trung ương về một đề tài thuộc chương trình cấp Nhà nước mà tôi được giao phó thực hiện có tên rất gần gũi với chủ đề Bộ sách này.

Thông tin chi tiết

Năm xuất bản: 2022
ISBN/ISSN: 8935075952959
Kích thước: 0 x 0 x 0 cm

Bạn đọc viết

Đánh Giá & Bình Luận

Đánh giá trung bình

(0 Đánh giá)

  • 5
  • 0 Rất hài lòng
  • 4
  • 0 Hài lòng
  • 3
  • 0 Bình Thường
  • 2
  • 0 Dưới trung bình
  • 1
  • 0 Thất vọng

Chia sẻ suy nghĩ của bạn về sản phẩm này

Viết bình luận

© 2017 - Bản quyền của VIETNAMBOOK

Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0303889476 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp